Thiết kế và tính năng của tàu khu trục lớp Maya Tàu khu trục lớp Maya

Về cơ bản, tàu khu trục lớp Maya được thiết kế dựa trên việc cơ sở khung thân của lớp Atago, các thay đổi tập trung ở hệ thống điện tử, vũ khí và hệ thống động lực. Hệ thống điện tử và vũ khí của tàu có nhiều cải tiến lớn so với các lớp tàu trước. Cấu trúc thượng tầng của tàu được thiết kế lại hoàn toàn để tăng cường khả năng tàng hình. Thân tàu được kéo dài 5m để lắp đặt hệ thống động lực mới, cũng như cho phép tích hợp các hệ thống vũ khí nâng cấp trong tương lai.

Tàu khu trục lớp Maya có chiều dài tổng thể 170m, rộng tối đa 22,2m, phần chìm dưới nước 12m và mớn nước 6,2m. Do thân tàu được mở rộng nên lượng giãn nước của tàu khu trục lớp Maya tăng đáng kể. Lượng giãn nước toàn tải của tàu tăng lên 8.200 tấn, so với 7.700 tấn của tàu Atago. Thủy thủ đoàn có biên chế đầy đủ gồm 300 quân nhân bao gồm cả sĩ quan chỉ huy chia 2 ca hoạt động liên tục 24 tiếng mỗi ngày.

Cột buồm của tàu được thiết kế lại nghiêng về phía sau, các ống khói tàu được bố trí dọc theo thân tàu và nằm ẩn vào trọng phần thượng tầng nhằm làm phân tán hơi nóng giúp tằng khả năng tàng hình của tàu. Trong cấu trúc của tàu được sử dụng các loại vật liệu siêu bền: hợp kim nhôm, nhựa tổng hợp và các lớp phủ có khả năng chống chịu mài mòn. Kho đạn dưới hầm tàu được bao bọc bởi một lớp thép có độ dày 25mm. Phần quan trọng nhất của cấu trúc boong thượng tầng được bảo vệ bằng các tấm thép tổ ong. Tầng trên cùng được bọc bằng một lớp nhựa vinyl chống mòn, gỉ.

Các tàu khu trục lớp Maya có khả năng hoạt động trong khu vực đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Trên các boong tàu và thân tàu không có cửa sổ. Các khoang làm việc, sinh hoạt được lắp đặt thiết bị lọc không khí độc. Trên tàu được lắp đặt các băng chuyền vận tải và thang máy để vận chuyển hàng hóa từ trên sàn tàu xuống hầm tàu và xếp đặt vào các khoang chứa hàng. Một trong những phương tiện vận chuyển đảm bảo di chuyển hàng trên toàn bộ mặt sàn, từ mũi tàu đến đuôi tàu. Trên phần mũi tàu và phần đuôi tàu được bố trí hai vị trí để tiếp nhận hàng hóa, được vận chuyển đến bằng máy bay trực thăng.

Các trang thiết bị được thiết kế theo dạng module cho phép sử dụng giải pháp sửa chữa các bộ phận riêng biệt bằng cách thay thế, nhanh chóng thay đổi các block bị hỏng hóc lực lượng theo biên chế trên tàu hoặc bằng lực lượng bảo dưỡng, sửa chữa của căn cứ hải quân.[3][4]

Radar quét mạng pha điện tử chủ động AN/SPY-1D (V) của tàu JDS Harugo (DDG-180).Phòng điều khiển của tàu JDS Maya (DDG-179)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu khu trục lớp Maya http://ci.nii.ac.jp/naid/40015530277 http://ci.nii.ac.jp/naid/40020136027 http://www.pref.nagasaki.jp/sb/preparation/001/man... http://www.dsca.osd.mil/pressreleases/36-b/Japan%2... //doi.org/10.5988%2Fjime.53.466 https://www.naval-technology.com/projects/maya-cla... https://archive.is/20120717022058/search.japantime... https://www.jmuc.co.jp/press/2018/27DDG-launch-nam... https://www.jstage.jst.go.jp/article/jime/53/4/53_... https://web.archive.org/web/20120114062841/http://...